Không khó vì ngăn sông cách núi

Đề 8: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học)
Bài làm

Cuộc đời của mỗi con người chúng ta đc ví như những con đường, không phải lúc nào đường đi cũng bằng phẳng, êm xuôi mà đôi lúc cũng có những khúc đường quanh co, gập ghềnh dễ làm ta chùng bước. Nguyễn Bá Học đã từng nói:” Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Từ “Đường đi” trong câu trên có 2 nghĩa, đó là con đường đi theo nghĩa đen hoặc còn có nghĩa là cuộc đời của con người. Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, Nguyễn Bá Học đã dùng từ “ngăn song cách núi để” chỉ nói lên điều đó và khi gặp khó khăn, người ta lại thường hay chùng bước, thiếu ý chí mà tiến lên phía trước giống như từ “Ngại” mà Nguyễn Bá Học đã nói. Ở đây Nguyễn Bá Học muốn nói về cuộc đời con người có nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ.

Theo em, “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”, cuộc đời vốn nhiều thử thách, chông gai, chúng ta phải luôn tìm cách vượt qua được, chứ đừng thấy cái khó khăn trước mắt thì bỏ cuộc. Câu răn đầu tiên của Đức Phật trong 14 điều răn: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, con người có thể làm được tất cả, chỉ cần lòng người có ý chí quyết tâm, có nghị lực kiên cường thì không gì có thể ngăn cản đươc họ. Tóm lại, những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì.

Xung quanh ta đã có rất nhiều người vượt qua được những khó khăn trong cuộc đời tưởng chừng như là không thể vượt qua được như thầy Nguyễn Ngọc Ký, “vẽ cuộc đời từ chính đôi chân”, cho dù đã bị liệt hai tay nhưng thầy đã dùng chân của mình để viết và giờ thầy đã là một người thầy giáo được nhiều người biết đến và khâm phục. Ngược lại, lại có những con người chỉ vì cái nghèo khó mà đã làm những việc trái với pháp luật đạo lý con người, họ đi cướp bóc, trấn lột để kiếm cái ăn cho mình mà không nghĩ gì đến sự mất mát của người khác.

Vì vậy, ngay từ trong ghế nhà trường, chúng ta cần phải rèn luyện ý chí bền bỉ, phải noi theo những gương sáng trong cuộc sống, trong học tập, cần học thật tốt để vững vàng cho mình hành trang vào đời thêm vững bước. Trong xã hội, chúng ta nên san sẻ với những người còn khó khăn, thiếu thốn để giúp họ vượt lên chính mình.

Câu nói ”Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” của Nguyễn Bá Học muốn khuyên chúng ta rằng: trong tất cả mọi chuyện, dù gặp khó khăn đến đâu, chỉ cần con người có ý chí, có nghị lực thì " Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm ", bao gian nguy hiểm cũng có thể vượt qua được. Hãy đừng gục ngã tước những thử thách mà hãy xem nó như một trò chơi phải chiến thắng!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét