Sự giáo dục từ nhà trường và gia đình...

Quý Ròm
Trong thời gian gần đây, liên tiếp đã xảy ra nhiều tai nạn xảy ra giữa những xe tải, xe ben, xe buýt và các phương tiện giao thông là xe gắn máy được học sinh điều khiển. Đã có ba học sinh bị cán chết trong hai tai nạn ngày 5-11 và 15-11 tại TP.HCM.

Gần đây nhất, khoảng 8g30 sáng 15-11 một tai nạn thương tâm đã xảy ra trên đường Hai Bà Trưng, Q.1, gần góc Nguyễn Đình Chiểu. Một nữ sinh lớp 11 do người chở vướng phải một người bán ve chai đã té xuống đường và bị một xe buýt cán chết tại chỗ.

Nhìn tình hình xe cộ chạy trên đường, mật độ thật dày đặc. Đáng phàn nàn là nhiều loại xe thô sơ như xe đạp gánh, xe bán hàng rong, xe ba gác, xích lô lại thản nhiên đậu, đẩy chiếm khoảng đường lớn nên các xe khác bị dồn cục dễ gây tai nạn như nói trên. Ngoài ra nhiều người chạy xe gắn máy, xe đạp chở hàng cồng kềnh cũng là nguyên nhân gây tai nạn.

Điều đáng phàn nàn thứ hai là việc xe buýt lưu thông loạn xạ. Theo qui định, chỉ có trên đường Trần Hưng Đạo là xe buýt được phép lưu thông trên làn đường xe gắn máy. Tuy nhiên, trên thực tế gần như tất cả tài xế xe buýt coi việc đó là mặc nhiên, là ưu tiên cho nên hễ có dồn xe một chút là các bác tài xe buýt chạy ngay vào đường xe hai bánh.

Ngoài ra cũng còn phải nói là trên đường các em học sinh chạy xe đạp, xe gắn máy rất mất trật tự. Nhiều bậc cha mẹ giao xe cho con mà không hiểu đó là con dao hai lưỡi. Phong trào cấm học sinh dưới tuổi đi xe gắn máy rộ lên được một thời gian thì nay đã xẹp xuống.

Toàn xã hội cần quan tâm đến những cái chết vì tai nạn giao thông xảy đến cho các em học sinh. Lực lượng CSGT, nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh cần có biện pháp mạnh hơn trong thực hiện Luật giao thông, hoặc phối hợp với nhau tốt hơn để hạn chế và tiến đến chấm dứt những cái chết thương tâm bất ngờ, những cỗ xe giết người trên đường như hiện nay.

Bốn tháng đầu năm nay chứng kiến 5,3 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 4,7 nghìn người và bị thương 4,1 nghìn người.
Riêng trong tháng Tư, ở Việt Nam xảy ra 1242 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1127 người và bị thương 883 người.
So với tháng trước đó, số vụ tai nạn tăng 18,6%; số người chết tăng 20,4% và số người bị thương tăng 8,7%.
Một báo cáo gần đây của WHO về tai nạn giao thông trên toàn thế giới gọi đây là "thách thức y tế công cộng lớn nhưng bị bỏ quên, đòi hỏi những nỗ lực phối hợp để có sự ngăn chặn hiệu quả và bền vững."
Báo cáo năm 2004 của WHO cho biết mỗi ngày trên thế giới, hơn 3000 người chết vì giao thông. Trong số này, các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm đến 85% số ca tử vong.
Theo số liệu từ Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt nam, năm 2006 có 12.300 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông.
Số người chết vì giao thông ở Việt Nam tăng theo thời gian - số người thiệt mạng tăng 10% so với năm 2005. Thiết nghĩ, vấn đề giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông cho lứa tuổi “teen” không phải chỉ trông chờ vào sự “ra tay” nghiêm khắc của CSGT mà chính là sự giáo dục từ nhà trường và gia đình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét